Mozilla Firefox: Mánh và mẹo (1)

(Nguyên bản tiếng Anh: Firefox Help: Tips & Tricks
© 2002-2004 David Tenser)

Dưới đây là một số mánh và mẹo cho Firefox. Đa số các mẹo đòi hỏi việc chỉnh sửa các tập tin cấu hình trên ổ cứng của bạn và không khuyến cáo với những người không quen với việc sử dụng tập tin và thư mục cơ bản. Các mẹo được chia thành bốn mục và được sắp xếp theo tầm quan trọng/mức phổ biến.

Phần 1: Diện mạo trình duyệt

Dùng trình đơn kiểu Windows XP

Nếu bạn đang dùng Windows XP và muốn các trình đơn được trang trí theo kiểu giao diện mặc định (Luna), thêm đoạn mã sau vào tập tin userChrome.css:

/* Tạo trình đơn kiểu XP */

menupopup, popup {
	 border: 1px solid ThreeDShadow !important;
	 -moz-border-left-colors: ThreeDShadow !important;
	 -moz-border-top-colors: ThreeDShadow !important;
	 -moz-border-right-colors: ThreeDShadow !important;
	 -moz-border-bottom-colors: ThreeDShadow !important;
	 padding: 2px !important;
	 background-color: Menu !important;
}
menubar > menu {
	 border: 1px solid transparent !important;
	 padding: 2px 5px 2px 7px !important;
	 margin: 0 !important;
}
menubar > menu[_moz-menuactive="true"] {
	 background-color : Highlight !important;
	 color: HighlightText !important;
}
Dùng trình đơn kiểu cổ điển (9x/Me/2000)

Nếu bạn muốn diện mạo trình đơn theo kiểu giao diện cổ điển của Windows, thêm đoạn mã sau vào tập tin userChrome.css:

/* Trình đơn theo kiểu giao diện cổ điển của Windows (9x/Me/2000) */

menupopup, popup {
	 border: 2px solid !important;
	 -moz-border-top-colors: ThreeDLightShadow ThreeDHighlight;
	 -moz-border-right-colors: ThreeDDarkShadow ThreeDShadow;
	 -moz-border-bottom-colors: ThreeDDarkShadow ThreeDShadow;
	 -moz-border-left-colors: ThreeDLightShadow ThreeDHighlight;
	 padding: 1px !important;
}
menubar > menu[disabled="true"] {
	 border: 1px solid transparent !important;
}
menubar > menu[_moz-menuactive="true"] {
	 border-top: 1px solid ThreeDHighlight !important;
	 border-right: 1px solid ThreeDShadow !important;
	 border-bottom: 1px solid ThreeDShadow !important;
	 border-left: 1px solid ThreeDHighlight !important;
	 background-color: transparent !important;
	 color: MenuText !important;
}
menubar > menu[_moz-menuactive="true"][open="true"]	{
	 border-top: 1px solid ThreeDShadow !important;
	 border-right: 1px solid ThreeDHighlight !important;
	 border-bottom: 1px solid ThreeDHighlight !important;
	 border-left: 1px solid ThreeDShadow !important;
}
Dùng ảnh nền riêng của bạn cho thanh công cụ

Một mẹo nữa trong việc sửa đổi giao diện, bạn có thể cá nhân hoá Firefox nhiều hơn bằng cách dùng ảnh nền riêng cho thanh công cụ. Thêm đoạn mã sau vào tập tin userChrome.css:

/* Dùng ảnh nền cho thanh công cụ (Thay tập tin ảnh của bạn cho background.gif) */

 menubar, toolbox, toolbar, .tabbrowser-tabs {
	 background-image: url("background.gif") !important;
	 background-color: none !important;
	 }

Đơn giản nhất là đặc tập tin ảnh đó vào cùng thư mục của tập tin userChrome.css. Hình ảnh có thể dùng bất kì định dạng nào mà Firefox hỗ trợ.

Làm cho tab đang xem dễ được nhận diện hơn

Để làm cho tab đang mở dễ được nhận diện hơn trong hàng loạt các tab đang được mở, bạn có thể thay đổi màu sắc của các tab. Thêm đoạn mã sau vào tập tin userChrome.css:

/* Đổi màu của tab đang xem */

tab{
	 -moz-appearance: none !important;
}
tab[selected="true"] {
	 background-color: rgb(222,218,210) !important;
	 color: black !important;
}

/* Đổi màu của tab đang mở */

tab:not([selected="true"]) {
	 background-color: rgb(200,196,188) !important;
	 color: gray !important;
}
Không dùng chữ in đậm cho tab đang xem

Nếu bạn không muốn tiêu đề của tab đang xem được in đậm, thêm đoạn mã sau vào tập tin userChrome.css:

/* Làm cho chữ trên tab đang mở không đậm */

tab[selected="true"] {
	 font-weight: normal !important;
}
Bỏ nút đóng trên thanh tab

Bạn có thể bỏ nút đúng ra khỏi thanh tab bằng cách thêm đoạn mã sau vào tập tin userChrome.css:

/* Bỏ nút đóng ra khỏi thanh tab */

.tabs-closebutton-box {
	 display: none !important;
}

Bạn vẫn có thể đóng tab bằng cách nhấn chuột phải lên chúng và chọn Close Tab (Đóng tab), hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl+W

Xoá bỏ mục khỏi trình đơn chính

Một số người muốn đặt các mục trên thanh công cục của họ trên cùng hàng với trình đơn mặc định. Để tiết kiệm không gian, bạn có thể bỏ các mục trình đơn cấp 1 mà bạn không dùng. Thêm đoạn mã sau vào tập tin userChrome.css:

/* Bỏ mục Go và Help.
Bí danh của các trình đơn cấp 1: file-menu, edit-menu, view-menu, go-menu, bookmarks-menu, tools-menu, helpMenu */

#go-menu, #helpMenu {
	 display: none !important;
}
Bỏ không gian đệm khỏi thanh công cụ

Mẹo này sẽ thu hẹp không gian xung quanh các nút trên thanh công cụ, cho phép Firefox dành nhiều không gian hơn cho khung hiển thị trang web. Mẹo này cũng ảnh hướng tới các thanh công cụ bổ sung như Googlebar. Thêm đoạn mã sau vào tập tin userChrome.css:

/* Bỏ không gian đệm khỏi thanh điều hướng */

.toolbarbutton-1, .toolbarbutton-menubutton-button {
	 padding: 2px 3px !important;
}
.toolbarbutton-1[checked="true"], .toolbarbutton-1[open="true"],
.toolbarbutton-menubutton-button[checked="true"],
.toolbarbutton-menubutton-button[open="true"] {
	 padding: 4px 1px 1px 4px !important;
}
Đổi biểu tượng cửa sổ

Bạn có thể đổi biểu tượng mặc định của cửa sổ Firefox thành bất kì biểu tượng nào bạn muốn, bằng cách làm theo các bước sau:

  1. Đi đến thư mục cài đặt Firefox (ví dụ: C:\Program Files\Mozilla Firefox\) rồi vào thư mục chrome.
  2. Trong chrome, tạo một thư mục có tên icons rồi vào thư mục đó và tạo thêm một thư mục nữa có tên default. Đường dẫn đầy đủ của thư mục đó sẽ là C:\Program Files\Mozilla Firefox\chrome\icons\default\.
  3. Chọn biểu tượng mà bạn muốn dùng (trên Windows, dùng tập tin .ico; trên Linux dùng tập tin .xpm) rồi đặt chúng vào thư mục này và đổi tên thành main-window.[đuôi], ví dụ: main-window.ico trên Windows hoặc main-window.xpm trên Linux.

Ngoài ra, trên cửa sổ chính, bạn có thể đổi biểu tượng của Trình quản lí thẻ đánh dấu và Trình điều khiển JavaScript. Tên các biểu tượng lần lượt là bookmark-window.[đuôi]jsconsoleWindow.[đuôi].

Sau khi hoàn tất các bước này, hãy khởi động lại Firefox và bạn sẽ thấy biểu tượng mà mình đã chọn trên thanh tiêu đề của cửa sổ trình duyệt.

Hiển thị thanh phụ (sidebar) ở bên phải

Để hiện thị thanh phụ ở bên phải của cửa sổ thay vì bên trái, thêm đoạn mã sau vào tập tin userChrome.css:

/* Đặt thanh phụ vào bên phải của cửa sổ */

window > hbox {
	 direction:rtl;
}
window > hbox > * {
	 direction:ltr;
} 
Thay đổi bề rộng của thanh tìm kiếm

Theo mặc định, thanh tìm kiếm trên thanh công cụ có bề rộng tương đối. Để chỉ định bề rộng (theo pixel), thêm đoạn mã sau vào tập tin userChrome.css:

/* Mở rộng bề ngang của thanh tìm kiếm
(trong ví dụ này là 400 pixel) */

#search-container, #searchbar {
	 -moz-box-flex: 400 !important;
}

(Đón đọc phần 2: Ứng xử của trình duyệt)