Như một phong tục, cứ vào ngày Tết hoặc trước lúc thi cử, rất nhiều thí sinh và phụ huynh lại tìm đến những nơi linh thiêng, gắn liền với truyền thống hiếu học của dân tộc như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tháp Bút, đền Ngọc Sơn…
Đến Văn Miếu, ai cũng muốn được sờ đầu các cụ rùa đá đội bia tiến sĩ, nhưng ban quản lí sợ mòn, cấm sờ; sinh viên tình nguyện thì đứng canh, nhất là mấy chị con gái đanh đá, nhắc nhở liên mồm, thế là sinh ra cái chuyện sờ trộm.
Thắp hương cầu may ở Văn Miếu
Văn Miếu là nơi thờ các vị thánh hiền, ai cũng muốn thắp hương. Dù có chỗ riêng để châm hương nhưng cứ ở đâu có lửa là ta dí nắm hương của mình vào, ban quản lí, SV tình nguyện nhắc ta cứ kệ. Quy định mỗi người chỉ được thắp một nén hương, ta cũng kệ, cứ cả nắm ta cắm, đằng nào thì lâu nhất là 15 phút sau sẽ có người nhổ hết để lấy chỗ cho người khác cắm.
Trong điện Đại Thành (nơi thờ Khổng Tử), người ta cấm thắp hương, thế thì ta đặt vàng mã, tiền lẻ. Cụ Khổng Tử thiêng lắm, ta phải khấn vái thành tâm, nhưng bên ngoài sân, loa của ban quản lí cứ ra rả nhắc ta phải cảnh giác với bọn móc túi. Khổ ghê lắm…
Các sĩ tử và người nhà vây quanh phòng bán vé. Dù học sinh, sinh viên được giảm 50% giá vé, nhưng rất ít sĩ tử được hưởng ưu đãi do không mang theo thẻ học sinh.
Bán vàng hương trước khu gửi xe.
Những người bán vàng hương còn hoạt động công khai ngay trước Đại Trung Môn.
Các sĩ tử và người nhà tranh thủ tìm hiểu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám trước khi vào khu vực bên trong.
Các sĩ tử tranh thủ tìm hiểu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám trước khi vào khu vực bên trong.
Khu vực Giếng Thiên Quang luôn nhộn nhịp người ra vào. Hôm nay, khách tham quan chủ yếu là thí sinh và người nhà.
Một thí sinh tranh thủ sờ trộm lên đầu một cụ rùa ở khu vực nhà bia tiến sĩ để cầu may. Những năm gần đây, ban quản lí khu di tích đã có quy định cấm sờ vào đầu rùa, bia đá.
Một thí sinh tranh thủ sờ trộm lên đầu một cụ rùa ở khu vực nhà bia tiến sĩ để cầu may. Những năm gần đây, ban quản lí khu di tích đã có quy định cấm sờ vào đầu rùa, bia đá.
Một thí sinh tranh thủ sờ trộm lên đầu một cụ rùa ở khu vực nhà bia tiến sĩ để cầu may. Những năm gần đây, ban quản lí khu di tích đã có quy định cấm sờ vào đầu rùa, bia đá.
Tình nguyện viên Nguyễn Mai Anh (SV CĐSP Hà Nội): "Các bạn sờ trộm thì chẳng thiêng đâu". Đội của Mai Anh gồm 23 thành viên, được phân công phụ trách các khu vực khác nhau. Riêng khu nhà bia tiến sĩ, mỗi nhà sẽ có 4 hoặc 5 tình nguyện viên phụ trách.
Không phải ai cũng châm hương đúng nơi quy định như thế này.
Dù ban quản lí và các tình nguyện viên liên tục nhắc trên loa, nhưng có khá nhiều người vẫn châm hương ngay trước cửa nhà Bái Đường.
Thậm chí, nhiều người còn châm hương ngay trong nhà Bái Đường, mặc cho các tình nguyện viên nhắc nhở về nguy cơ hoả hoạn.
Khói hương nghi ngút trong nhà Bái Đường. Cứ sau khoảng 15 phút, nhân viên của khu di tích lại phải đi nhổ hương bỏ ra ngoài.
Mỗi người chỉ được thắp một nén hương, nhưng vị phụ huynh này vẫn cắm cả nắm vào lư hương trước cửa điện Đại Thành.
Điện Đại Thành (nơi thờ Khổng Tử) luôn chật như nêm cối. Ở ngoài sân, ban quản lí liên tục nhắc nhở du khách cảnh giác bảo vệ tài sản cá nhân, tránh bị kẻ gian móc túi.
Phụ huynh và thí sinh chen nhau cầu khấn trước tượng Khổng Tử, mong muốn đỗ đạt trong kì thi đại học sắp tới.
Tượng thờ vị nào không quan trọng, cứ thành tâm là được.
Không được thắp hương trong điện thờ Khổng Tử, nhiều phụ huynh và thí sinh chọn giải pháp đặt vàng hương và tiền lẻ.
Thí sinh và người nhà đang cầu khấn trước tượng cụ Chu Văn An. Khu nhà Thái học cũng đông không kém điện thờ Khổng Tử.
Chuông nhà Thái học cũng nhận được khá nhiều sự "quan tâm" của các sĩ tử. Một sĩ tử đang dùng cả hai tay để vỗ thử quả chuông nặng gần 2 tấn.
Chuông nhà Thái học cũng nhận được khá nhiều sự "quan tâm" của các sĩ tử. Một sĩ tử tò mò ngó vào lòng quả chuông nặng gần 2 tấn.
Cô Khả (quê Bắc Ninh) đang ngồi trông đống hành lí để trước cửa nhà Bái Đường. Cô Khả đưa con trai và 2 cháu họ đi từ 6h sáng. Đến bến xe Gia Lâm, gia đình cô phải đi taxi vì bị xe buýt số 22 bỏ bến đến 4 lần. Dù mất gần 100.000đ tiền taxi nhưng cô Khả vẫn tỏ ra vui vẻ vì con cháu được đến sờ đầu rùa và xin lộc cụ Khổng Tử.
Trời nắng nóng, nhiều thí sinh ngồi nghỉ ngay dưới chân Khuê Văn Các.
10h sáng, phố Quốc Tử Giám chật ních xe cộ. Xe máy và ô tô nhích từng đoạn từ ngã 3 Văn Miếu – Quốc Tử Giám ra đầu đường Cát Linh.
10h sáng, hàng trăm xe máy của du khách vào thăm Văn Miếu xếp la liệt trong khu vườn cạnh phố Quốc Tử Giám.
Ngoài Văn Miếu-Quốc Tử Giám, tháp Bút và đền Ngọc Sơn cũng là điểm đến để cầu may của nhiều thí sinh. Ở dưới vái cứ vái, em trèo lên thắp hương cái đã.
Khác với sự đông đúc của khu Văn Miếu, đền Ngọc Sơn chỉ có một vài nhóm phụ huynh và thí sinh đến cầu may.
Một thí sinh chuẩn thi vào Học viện Ngân hàng đang cùng mẹ khấn trong điện thờ chính của đền Ngọc Sơn. Hai mẹ con cho biết vừa mới đi từ Văn Miếu sang và cũng đã tranh thủ sờ được vào đầu một cụ rùa.