Đề cương thi cao học đợt 1 năm 2007

Vẫn bao gồm 3 môn như mọi năm. Điểm khác biệt là năm nay sẽ không phải thi Triết học. Tin tốt! Thay vào đó là môn Cơ sở Việt ngữ học. Tốt!

Dân Ngôn ngữ học chính hiệu con nai khi xem cái đề cương này thì ắt hẳn sẽ… cười đểu. Còn dân ngoại đạo thì có cảm giác… chơi vơi.

OK! Lần này mà còn trượt nữa thì chỉ có nước… âm thầm thi lại 😛 .

Môn Ngôn ngữ học đại cương

I. Bản chất và chức năng của ngôn ngữ

  1. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người
  2. Ngôn ngữ như một hiện tượng xã hội đặc biệt
  3. Ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt
  4. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
  5. Ngôn ngữ là phương tiện để sáng tạo nghệ thuật (văn chương)

II. Ngôn ngữ như một hệ thống–cấu trúc

  1. Ngôn ngữ tồn tại như một hệ thống–cấu trúc
  2. Các quan hệ ngôn ngữ: cú đoạn, đối vị (hệ hình), tôn ti
  3. Các đơn vị ngôn ngữ
  4. Các cấp độ ngôn ngữ

III. Hoạt động của ngôn ngữ

  1. Quan niệm của F. de Saussure về ngôn ngữ và lời nói
  2. Hành động của ngôn từ
  3. Phân loại hành động ngôn từ
  4. Câu và phát ngôn: Ba bình diện mô tả

Môn Cơ sở Việt ngữ học

I. Ngữ âm học tiếng Việt

  1. Âm tiết trong tiếng Việt
  2. Miêu tả 6 thanh điệu của tiếng Việt
  3. Âm đầu trong tiếng Việt. Sự thể hiện của chúng bằng chữ viết
  4. Âm đệm /-w-/ và cách thể hiện của chúng bằng chữ viết
  5. Các nguyên âm làm âm chính trong tiếng Việt và các thể hiện của chúng bằng chữ viết. Sự phân bố của âm chính sau âm đệm
  6. Các âm cuối trong tiếng Việt. Các biến thể của /ng,k/. Sự phân bố của các âm cuối sau âm chính

II. Từ vựng học tiếng Việt

  1. Mối quan hệ giữa âm tiết, hình vị và từ trong tiếng Việt
  2. Phân loại và miêu tả các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt
  3. Thế nào là từ Hán Việt. Phân biệt từ Hán Việt, từ gốc Hán và cách đọc Hán Việt
  4. Đặc điểm của từ ngữ gốc Ấn Âu trong tiếng Việt (so với từ gốc Hán)
  5. Thuật ngữ khoa học là gì? Đặc điểm của thuật ngữ
  6. Phân biệt từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực, từ cổ và từ lịch sử, từ mới và nghĩa mới
  7. Những con đường làm giàu vốn từ vựng tiếng Việt

III. Ngữ pháp học tiếng Việt

  1. Căn cứ và kết quả xác định từ loại trong tiếng Việt
  2. Miêu tả các kiểu đoản ngữ (cụm từ chính phụ) trong tiếng Việt
  3. Miêu tả các kết cấu liên hợp (cụm từ đẳng lập)
  4. Cấu trúc chủ vị và cấu trúc đề thuyết trong tiếng Việt
  5. Các thành phần câu tiếng Việt
  6. Phân loại câu tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp và theo mục đích nói

Sau khi thi đỗ, ta sẽ-mới tung toàn bộ “đáp án” lên ngonngu.net :mrgreen:


Chuyên mục:

6 responses

  1. Ảnh đại diện DoiCuoi
    DoiCuoi

    C­ứ tự tin đi! Nhưng thi trượt thì… nghỉ lấy vợ luôn!

  2. DoiCuoi là gì thế? “Đòi Cưới” hay “Đợi Cưới”?

  3. Ảnh đại diện DoiCuoi
    DoiCuoi

    Là Đời Cười đấy, tưởng bở!

  4. Ảnh đại diện Ly Na
    Ly Na

    Cố lên mà hoàn thành cho được một phần mấy cái kế hoạch của mày, không thiên hạ cười cho đấy, mà đặc biệt là ông thầy chủ nhiệm nhà mình. Hehe!

  5. Ảnh đại diện M.morning
    M.morning

    Tớ lại tưởng là “đời cuội” cơ đấy.
    Các cụ bảo rồi. Học tài thi phận. Đây là việc trọng đại cả đời em. Bác đừng có hối!

  6. Đỗ rồi mặc dù đáng lẽ ra là trượt :p

    Và vì đáng lẽ là trượt nên sẽ không có đáp án nào ở đây hết 😆

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.