Thơ trên gốm: Thơ một đằng, tranh một nẻo

Triển lãm “Thơ trên gốm sứ Bát Tràng” là một trong những điểm mới của Ngày thơ Việt Nam lần thứ VIII năm 2010. Tuy nhiên, dường như ban tổ chức và nghệ nhân đã không có sự thoả thuận hay thống nhất khi kết hợp giữa thơ và hoạ. Đó là chưa kể đến những lỗi chính tả tưởng như không thể có.

Theo lời giới thiệu tại triển lãm, có “15 bài thơ của 15 tác giả cổ điển Việt Nam, mỗi bài in trên 01 bình lớn, cả chứ Hán (hoặc Nôm) nguyên tác, bản phiên âm (nếu là thơ chữ Hán), bản quốc ngữ và bản dịch ra tiếng Anh”. Ngoài ra, còn có “55 câu thơ hay cổ-kim, mỗi câu được in trên nhiều sản phẩm” trong tổng số khoảng 600 sản phẩm gốm – sứ tại triển lãm. Tất cả được trưng bày vòng quanh giếng Thiên Quang (Văn Miếu – Quốc Tử Giám), cái thì ở trên bờ tường, cái thì trên kệ gỗ, cái thì lại nằm rải dưới thảm cỏ.

Photo

Chủng loại, hình dáng cũng như chất liệu, màu sắc của các sản phẩm khá đa dạng. Trên mỗi sản phẩm là một câu thơ kèm tên tác giả, phía dưới mỗi sản phẩm đều có ghi thông tin về ngày thơ và tên, địa chỉ của nghệ nhân chế tác sản phẩm.

Đặc biệt có nhiều câu thơ được in trên đĩa kèm những bức tranh trông giống như tranh thuỷ mặc với một số chủ đề như ngư ông, đánh cờ, phong cảnh núi rừng…

Mời quý độc giả vừa thưởng thức thơ vừa xem tranh tại triển lãm:

"Chắt chiu từ những ngày xưa / Mẹ sinh anh để bây giờ cho em" (Xuân Quỳnh).
“Chắt chiu từ những ngày xưa / Mẹ sinh anh để bây giờ cho em” (Xuân Quỳnh).
"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới / Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" (Quang Dũng).
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới / Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” (Quang Dũng).
"Tôi trở về những ngõ nhỏ quen xưa / Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự" (Bằng Việt).
“Tôi trở về những ngõ nhỏ quen xưa / Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự” (Bằng Việt).
"Một câu quan họ mành như chỉ / Xuyên suốt tâm hồn mọi nẻo quê" (Yến Lan).
“Một câu quan họ mành như chỉ / Xuyên suốt tâm hồn mọi nẻo quê” (Yến Lan).
Tám ngư ông xếp hàng cùng tám câu thơ của tám tác giả.
Tám ngư ông xếp hàng cùng tám câu thơ của tám tác giả.

Và những chuyện như chữ nhoè, mất chữ, sai lỗi chính tả cũng không phải là hiếm:

"Ta mang ba mươi sáu phố phương đi kháng hiến / Chín năm rừng lòng với thủ đô" (Hoài Anh): Bản in trên gốm bị mờ chữ "c" trong từ "chiến".
“Ta mang ba mươi sáu phố phương đi kháng hiến / Chín năm rừng lòng với thủ đô” (Hoài Anh): Bản in trên gốm bị mờ chữ “c” trong từ “chiến”.
"Lấy khăn mà gói bơ vơ / Tay cầm nước mắt bao giờ sang sôn": Bản in trên gốm bị mất chữ "g" trong từ "sông", tên tác giả Thu Bồn cũng không được viết hoa đầy đủ.
“Lấy khăn mà gói bơ vơ / Tay cầm nước mắt bao giờ sang sôn”: Bản in trên gốm bị mất chữ “g” trong từ “sông”, tên tác giả Thu Bồn cũng không được viết hoa đầy đủ.
"Kháng chiến thành công ta trở lại / Trăng xưa hạc cũ với xuân này" (Hồ Chí Minh): Quá nửa câu thơ bị in lấp vào các hoạ tiết trong bức tranh.
“Kháng chiến thành công ta trở lại / Trăng xưa hạc cũ với xuân này” (Hồ Chí Minh): Quá nửa câu thơ bị in lấp vào các hoạ tiết trong bức tranh.
"Từ thuở mang gươm đi mở cõi / Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long": Tên tác giả Huỳnh Văn Nghệ bị ghi thiếu một chữ "h".
“Từ thuở mang gươm đi mở cõi / Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”: Tên tác giả Huỳnh Văn Nghệ bị ghi thiếu một chữ “h”.
Bài thơ "Tự tình" của Hồ Xuân Hương sau khi in trên vải nhựa cũng bị tô sửa như thế này.
Bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương sau khi in trên vải nhựa cũng bị tô sửa như thế này.
Nhà thơ Hữu Thỉnh - Trưởng ban Tổ chức Ngày thơ VN - đọc câu thơ của Chính Hữu được in trên bình gốm: "Hà Nội đêm buốt tê / Mái buồn nghe XẤU rụng". Đây là câu thơ trong bài "Đêm Hà Nội" mà nguyên tác là "Đêm Hà Nội buốt tê / Mái buồn nghe sấu rụng".
Nhà thơ Hữu Thỉnh – Trưởng ban Tổ chức Ngày thơ VN – đọc câu thơ của Chính Hữu được in trên bình gốm: “Hà Nội đêm buốt tê / Mái buồn nghe XẤU rụng”. Đây là câu thơ trong bài “Đêm Hà Nội” mà nguyên tác là “Đêm Hà Nội buốt tê / Mái buồn nghe sấu rụng”.

Những sản phẩm có lỗi chính tả đã được ban tổ chức cất ngay sau khi nhận được phản ánh của khách tham quan.

Những bài thơ, câu thơ giới thiệu tại triển lãm được Hội Nhà văn Việt Nam lựa chọn. Người chế tác các sản phẩm gốm – sứ này là nghệ nhân Vũ Đức Thắng (Bát Tràng).

9 responses

  1. Ảnh đại diện gaia1990
    gaia1990

    Gay thật. Làm ăn vớ vẩn quá đi mất.

  2. Ảnh đại diện PhảiGios
    PhảiGios

    eM ÉO BIẾT THẰNG NÀO TÊN LÀ pHẠM tHÀNH lONG CẢ….

  3. Nhuận bút thấp quá nên mình bán danh luôn cho thằng ấy 😀

  4. Ảnh đại diện khánh
    khánh

    Mình thì biết mỗi bạn Ngọc Anh thoai. ^_^

  5. Phải nói là làm ăn bố bậy. Chả liên quan khỉ gì cả.

  6. Ngọc Anh thì mình lại không biết.

    Mình khoái nhất là dụ được ông Hữu Thỉnh =))

  7. Ảnh đại diện PhảiGios
    PhảiGios

    Mình rất nể bạn. Thật đấy. giờ mình trôi dạt thật rồi…

  8. Tạm buông máy để cầm bút thì không gọi là trôi dạt được. Phải gọi là “đổi đời” ấy chứ :mrgreen:

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.