Từ chỉ hướng và tư duy về hướng (1)

Bị khùng nên thỉnh thoảng lại “suy tư” về cái món này. Mấy hôm nay khùng nặng hơn. Hôm nay thì cực kì khùng. Đầu tiên là: “lên – trên” và “xuống – dưới”.

Điểm gốc: trung tâm xóm Tân Tiến – xã Công Lý – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam.

1. lên (động từ), trên (giới từ)

  • Gần (cùng xã): nhà, đường, cánh đồng,… ở hướng bắc. Ví dụ: lên nhà ông Hà (có thể chỉ cách 5m), ở trên nhà ông Tân, lên đường trên, lên bãi Vạn,…
  • Xa (ngoài xã): các địa điểm ở hướng bắc hoặc vùng núi, trung du Bắc Bộ. Ví dụ: lên Chính Lý (một xã tiếp giáp phía Bắc), lên Duy Tiên (huyện tiếp giáp phía bắc), lên Hà Tây (tỉnh tiếp giáp phía bắc), lên Hoà Bình/Lào Cai/Lạng Sơn,…

2. xuống (động từ), dưới (giới từ)

  • Gần (cùng xã): nhà, đường, cánh đồng,… ở hướng nam. Ví dụ: xuống nhà ông Sơn (cũng có thể chỉ cách 5m), ở dưới nhà ông Cứu, xuống đường dưới, xuống bãi Canh,…
  • Xa (ngoài xã): các địa điểm ở hướng nam (cho đến tiếp giáp Ninh Bình). Ví dụ: xuống (dưới) Vĩnh Trụ (thị trấn, ở phía Nam), xuống Thanh Liêm (huyện ở phía nam), xuống Nam Định (tỉnh tiếp giáp phía nam),…

Lên -- Trên; Xuống -- Dưới

Viết đến đây đỡ khùng nên dừng lại. Hôm nào khùng nặng thì lại viết tiếp về “ra”, “sang” và những chỗ không dùng 4 từ này.


Chuyên mục:

2 responses

  1. Tôi còn thấy ông bà ngày xưa ở quê thường hay nói lên và xuống không chỉ ở cách nói hướng mà còn xét ở vị trí trung tâm.
    Ví dụ như “lên thị xã”, “lên huyện”, “xuống Kiến Xương (là 1 huyện trong tỉnh)”…
    Với thị xã thì ở các huyện gọi là lên, còn ở thị xã thì nói là xuống các huyện. Và cuối cùng là lên Thủ đô…

  2. Bổ sung: Xuống dưới hơi xa xa thì qua Vĩnh Trụ là xã Đồng Lý!
    😛

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.