Phỏng vấn các nhà ngôn ngữ học trẻ tuổi

— Xin chào các nhà ngôn ngữ học trẻ tuổi.
— (…).

— Gọi như thế nghe có vẻ “cao siêu” quá sao? Nhưng ở vị trí của các vị thì phải gọi vậy thôi. Ít ra thì nghiên cứu ngôn ngữ học là nghề của các vị. Như vậy thì có thể gọi là nhà ngôn ngữ học. Đa phần các vị học từ K40 đến K46, như vậy là còn trẻ, thậm chí rất trẻ.
— (…).

— Xin hỏi, hiện nay các vị nghiên cứu những món gì?
— (…).

— Không nói cụ thể được sao? À, hiểu rồi. Nếu nói ra thì sẽ bị người khác lấy mất. Phải không nhỉ?
— (…).

— (…)?
— (…).


Chuyên mục:

,

4 responses

  1. Ảnh đại diện Xương rồng cưa
    Xương rồng cưa

    Bản thân tôi cũng thấy phải chăng ngành Ngôn ngữ học chúng ta đang bị lãng quên?

    Phải chăng chúng ta không còn hứng thú với cái gọi là Khẳng định mình trong Khoa học? Thiếu đi cái gọi là cạnh tranh lành mạnh trong khoa học làm cho chúng ta xói mòn dần, thờ ơ, lãnh đạm trước hết thảy mọi thứ? Chúng ta không muốn khẳng định mình! Hay cái mà chúng ta muốn khẳng định nó quá cao siêu? Cũng có thể cái mà chúng ta đang làm nó không để làm gì cả….? Chúng ta cảm thấy mình bị hụt hẫng, thiếu một cái gì đấy (thậm chí thiếu nhiều cái) để tạo nên động lực – niềm đam mê nghiên cứu khoa học?

  2. Ảnh đại diện Xương rồng cưa
    Xương rồng cưa

    Mấy hôm nay thực ra tôi cũng thấy băn khoăn và rất mặc cảm, bởi có người gọi mình là nhà ngôn ngữ học trẻ.

    Mình không tự ti, nhưng nói thật ra mình thấy không tự tin khi mình làm công việc này. Nhiều lúc mình tự nghĩ, mình đang làm cái gì và sống vì cái gì nhỉ? Mình bức xúc mọi thứ để làm gì? Mình cứ kêu ca chán nản liệu có giải quyết được việc gì không? Làm một cái gì thì cũng có một cái tâm và hơn hết chúng ta phải có tầm. Tôi tin rằng trong những nhà Ngôn ngữ học trẻ không phải họ không có tâm, thậm chí họ rất có tầm, nhưng họ phải vật lộn với cơm áo gạo tiền, họ bị chính “cuộc đời xô đẩy”, cuộc sống mưu sinh buộc họ phải nghĩ đến nhiều thứ khác ngoài Ngôn ngữ. Tôi viết lên những dòng này không phải để biện minh cho các nhà ngôn ngữ học trẻ – những người như tôi, tôi muốn nói lên những cảm giác mà chúng tôi đang có.

    Bạn thử nghĩ xem với những người trẻ tuổi, hàng ngày đi làm, đến tháng nhận lương thì còn phải xin thêm tiền gia đình để lo cho cuộc sống gọi là tầm thường nhất thì lấy đâu ra tâm trí làm khoa học hết mình!

    Thậm chí khi làm xong một công việc được giao chính bản thân chúng tôi cũng không biết nó sẽ có tác dụng gì, hay lại chất đống, chất tầng lên như một mớ giấy lộn?

    Tôi nghĩ rằng tuổi trẻ nên làm những gì bạn muốn? Hãy làm cái gì mà bạn yêu thích và hết lòng vì nó, cũng giống như Rồng đất đấy, yêu mên ngôn ngữ học và làm hết mình vì ngôn ngữ học. Như thế mới là sống các bạn ạ!

    Hy vọng trong tương lai không xa ngành Ngôn ngữ học chúng ta sẽ lại khởi sắc hơn, vững mạnh hơn vì chúng ta có nhiều người như Rồng đất.

    Tôi hơi luyên thuyên, nhưng tôi nghĩ đó là những dòng tâm sự rất thật!

    Chúng ta hãy làm cái gì mà chúng ta muốn!

  3. Thực ra rồng đất cũng chẳng yêu mến ngôn ngữ học mấy đâu, đấy là không kể khả năng cũng rất hạn chế. Vì thế, nếu chỉ có những người như rồng đất thì cũng chẳng có gì ngoài mấy câu chửi đổng.

    Không chỉ các nhà ngôn ngữ học (cả trẻ lẫn không trẻ) phải lo cơm-áo-gạo-tiền mà tất cả đều phải như vậy (tất nhiên là trừ những kẻ chỉ biết ăn bám). Ai cũng phải ăn, phải mặc, phải… đủ thứ. Nếu đã dấn thân vào làm khoa học, nhất là khoa học xã hội, thì phải hiểu rằng mình cũng như người trồng cây lâu năm. Nghĩa là anh phải đầu tư lớn, kiên trì, phải chấp nhận khó khăn trong thời gian đầu và nếu không tính kĩ thì có thể bị mất trắng. Tất nhiên, trong thời gian đợi ngày hái quả thì phải biết “xen canh” giống ngắn ngày… Và hình như các nhà ngôn ngữ học trẻ tuổi của chúng ta quá mải mê vào “xen canh” mà quên mất là mình đang trồng gì? Nếu cứ như vậy thì đến một lúc nào đó anh sẽ chẳng thu hoạch được gì hết.

  4. Ảnh đại diện cử nhân ngôn ngữ
    cử nhân ngôn ngữ

    Tôi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học nhưng không có nghĩa tôi là một nhà Ngôn ngữ học trẻ tuổi(thực ra già trẻ dâu thành vấn đề ở đây, chỉ có điều già thì có thể lấy dài nuôi ngắn, con trẻ thì… lấy ngắn nuôi ngắn). Tôi không hiểu va tôi muốn hỏi ai thì có thể đuợc gọi là “nhà Ngôn ngữ học trẻ tuổi”?

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.